HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ ANOLIT TRONG CHĂN NUÔI LỢN

HDSD Anolit khử trùng chuồng trại và nuôi lợn.

 

 I. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

  • Khử trùng thường xuyên và định kỳ không khí, nhà xưởng và dụng cụ trong trại nuôi lợn để phòng bệnh.
  • Khử mùi hôi trong môi trường chăn nuôi để tạo môi trường sạch đối với người và gia súc.
  • Vệ sinh cho lợn ở mọi lứa tuổi.
  • Khử trùng nước cấp cho toàn trại.
  • Cho lợn uống nước có pha anolit để phòng và chữa bệnh đường ruột.
  • Cho lợn uống catolit thường xuyên để tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn, tăng trọng nhanh.

 IIĐẶC TÍNH HÓA LÝ CÁC SẢN PHẨM DUNG DỊCH ĐIỆN HOẠT HOÁ

Dung dịch điện hoạt hoá bao gồm anolit và catolit được điều chế trên thiết bị EWATECH® có các thông số cơ bản sau đây:

Loại điều chế từ dung dịch ban đầu natri clorua có nồng độ 5g/l:

Anolit:

  • pH trong khoảng 6,5-8,5
  • TDS: 1 ÷ 1,5 g/l
  • Thế ô xy hoá khử ORP lớn hơn 700 mV
  • Nồng độ clo hoạt động trong khoảng 300-350mg/l.

Catolit:

  • pH trong khoảng 10-11
  • Thế ô xy hoá khử ORP có giá trị tuyệt đối lớn hơn 400 mV

III. QUY TRÌNH KHỬ TRÙNG PHÒNG BỆNH CHO CÁC CHUỒNG TRẠI

  1. Việc khử trùng các bề mặt trong chuồng, trại chăn nuôi (sàn, tường, trần, vách ngăn) và các thiết bị tại chỗ (hệ thống lồng nuôi, hệ thống cho ăn cho uống, hệ thông thoáng v.v…) được tiến hành vào các thời điểm:
  • Tổng thanh trùng trước khi cho lợn vào chuồng
  • Dọn chuồng sau khi xuất lợn
  1. Trước khi khử trùng bằng anolit bề mặt của các đối tượng phải được lau chùi sạch khỏi bụi, phân và các chất bẩn khác bằng bàn chải sắt và các dụng cụ thích hợp khác.
  2. Trong trường hợp cần thiết (khi bề mặt các đối tượng xử lý còn sót lại nhiều chất bẩn), trước khi tiến hành khử trùng bằng anolit cần tưới làm ướt bề mặt bằng một lượng catolit tính ra 150 ÷ 200 ml/m2 trong vòng 1 ÷ 1,5 giờ.
  3. Các bề mặt đã được làm sạch cho tiến hành khử trùng theo chế độ được chỉ ra trong Bảng 1.

Bảng 1. Các chế độ khử trùng phòng bệnh các bề mặt chuồng trại và các dụng cụ phục vụ nuôi lợn

Chất     khử trùng 

pH

Nồng độ Clo hoạt tính, mg/lĐộ tiêu hao chất khử trùng, ml/m2Thời gian khử trùng, giờPhương pháp khử trùng
Anolit trung tính7,0 ÷ 7,5150

Tỷ lệ pha: 1 lít nước với 1 lít anolit

250 ÷ 3003Phun              hạt to

 

Kiểm tra chất lượng khử trùng:

Lấy và phân tích các mẫu cấy từ bề mặt xử lý trước và sau khi khử trùng.

Kết quả tốt khi trong các mẫu cấy sau khi khử trùng không phát hiện được khuẩn gây bệnh đường ruột.

 

  1. KHỬ TRÙNG CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

Các thiết bị chiếu sáng, thông thoáng, bàn điều khiển, bảng điện v.v… được khử trùng theo chế độ chỉ ra trong Bảng 2. Chế độ này được thực hiện hàng tuần.

Bảng 2. Chế độ khử trùng phòng bệnh đối với các thiết bị công nghệ

Chất     khử trùngNồng độ Clo
hoạt tính
Mức tiêu hao chất khử trùng,Thời gian khử trùng,Cách thức    khử trùng
Anolit150 mg/l

(Pha 1 thể tích nước với 1 thể tích anolit)

50 ml/m230 phútLau ướt  hoặc nhúng 2-3 lần

Lưu ý: Sau khi thời gian khử trùng đã hết, lau ướt (hoặc nhúng) đối tượng bằng catolit để loại trừ tác động ăn mòn bề mặt thiết bị của anolit.

IV: KHỬ TRÙNG NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

Nước cấp cho toàn trại cần được khử trùng với liều lượng 5-6 lit anolit/m3 để bảo đảm vô khuẩn.

V. KHỬ TRÙNG KHÔNG KHÍ TRONG CHUỒNG NUÔI

  • Tuỳ theo mật độ nuôi và lứa tuổi của lợn mà định chu kỳ phun khử trùng không gian chuồng trại với liều lượng 150-200ml/m2 sàn, hoặc ta có thể pha theo tỉ lệ 1lít Anolyte với 2 lít nước . Nếu lợn nhỏ có thể phun 2 ngày 1 lần. Giai đoạn lợn chuẩn bị xuất chuồng nên phun từ 1-2 lần/ngày.
  • Khử trùng không khí được tiến hành sau khi tắm cho lợn và rửa chuồng.
  • Phương pháp phun: Dùng máy phun sương phun đều dung dịch anolit vào không gian chuồng nuôi.


VI. VỆ SINH CHO LỢN Ở CÁC ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU

  1. Lợn mẹ:
  • Trước và sau khi đẻ vú lợn được vệ sinh bằng dung dịch anolit pha theo tỉ lệ 1:30 (1 thể tích anolit pha với 30 thể tích nước sạch). Thực hiện hàng ngày 5-7 ngày trước khi đẻ và 5-7 ngày sau khi đẻ.
  • Chỉ cho lợn uống nước đã khử được trùng bằng anolit.
  • Phun khử trùng không khí và môi trường hàng ngày.
  1. Lợn con sau cai sữa
  • Tuỳ tình hình cụ thể ở từng trại nuôi, nên tắm cho lợn con bằng dung dịch anolit pha theo tỉ lệ 1:30 (1 lít anolit pha với 30 lít nước sạch).
  • Phun khử trùng không khí 2 ngày 1 lần.
  • Chỉ cho lợn uống nước đã được khử trùng bằng anolit.
  • Khi có biểu hiện bệnh tiêu chảy, nên cho lợn con uống dung dịch anolit pha theo tỉ lệ 1:30 cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cho lợn uống thường xuyên catolit điều chế từ nước thường sau bữa ăn.
  1. Lợn thịt
  • Tắm cho lợn và rửa chuồng trước bằng nước thường.
  • Pha anolit theo tỉ lệ 1:20 (1 lít thể tích anolit pha với 20 thể tích nước sạch) rồi cho vào bình phun và phun ướt đều lên mình lợn, chuồng, nền chuồng và tường bao chuồng nuôi.
  • Phun khử trùng không khí và môi trường hàng ngày.
  • Chỉ cho lợn uống nước đã khử trùng bằng anolit.
  • Khi có biểu hiện bệnh tiêu chảy chảy, nên cho lợn uống dung dịch anolit pha theo tỉ lệ 1:30 cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cho lợn uống thường xuyên catolit điều chế từ nước thường sau bữa ăn.

 

VII. CHO LỢN UỐNG CATOLIT ĐỂ TĂNG TRỌNG

  1. Cách dùng
  • Catolit được sản xuất từ nước thường, được bơm lên bể chứa đặt trên cao. Từ đây dung dịch được dẫn tới đầu các chuồng nuôi và đấu chung vào hệ thống đường nước uống cho từng chuồng. Nhờ có hệ thống van có thể cho các loại lợn uống catolit theo thời gian thích hợp, ngoài thời gian đó vẫn cho lợn uống nước đã khử trùng thông thường.
  • Catolit được uống theo giờ sau bữa ăn giúp nâng cao tỉ lệ tăng trọng của lợn trên 10% so với đàn lợn nuôi đối chứng trong điều kiện bình thường.

 

  1. Kết quả thống kê việc cho lợn uống catolit ở nước ngoài và ở Việt Nam

Ở nước ngoài:  

  • Các đàn lợn được uống nước catolit đã đạt trọng lượng giết mổ sớm hơn 5 – 7 ngày so với đàn uống nước thường.
  • Trong đàn lợn uống catolit số lợn có trọng lượng tối đa nhiều hơn.
  • Lượng tăng trọng trong các đàn lợn uống catolit cao hơn 8 – 10% so với đàn uống nước thường.
  • Trong các đàn lợn uống catolit số lượng lợn bị chết nhỏ hơn 5 lần so với đàn uống nước thường tại thời kỳ đầu chăn nuôi.
  • Các đàn lợn uống catolit luôn thể hiện tính hoạt bát, hay ăn, có các chỉ số huyết học bình thường.
  • Chi phí năng lượng cho một cân tăng trọng: đàn uống nước thường – 7,21 đvqư (đơn vị quy ước); đàn uống catolit – 5,63 đến 6,09 đvqư.
  • Giữa các đàn uống catolit và đàn uống nước thường không có sự khác nhau về hàm lượng đạm và glycogen trong thịt.
  • Trọng lượng các khối thịt pha của đàn uống catolit lớn hơn đàn uống nước thường trung bình từ 8 đến 14 kg.

Tại Việt Nam

Các kết quả ứng dụng anolit và catolit tại Việt nam trong những năm qua cho các số liệu tương tự, theo đó:

– Tại Trang trại Hoàng Liễn, xã Song An, huyện Vũ Thư,  tỉnh Thái Bình:

+ Giảm bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.

+ Tăng trọng cho lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa từ 2,5 đến 3%

–  Tại trang trại Tuấn Hương, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Hà Nội:

+ Tăng trọng của lợn con cao hơn so với đàn uống nước thường

+ Mã ngoài của lợn con: lông mượt, da mịn, nhanh nhẹn… đẹp hơn so với đàn uống nước thường

– Trang trại Nguyễn Đình Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

+ Tăng trọng cho lợn hậu bị từ 10-15% so với đàn uống nước thường

+ Lợn có hình dáng ngoài đẹp, tỷ lệ mắc bệnh giảm 80%.

  • Trang trại Đào Tất Hiệp tại Chợ Mễ Sở, Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Quy mô 200 lái và 700 thịt.
  • Trang trại anh Hải huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên…

 

  1. CÁC YÊU CẦU VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG
  • Sản xuất các dung dịch anolit và catolit được tiến hành trong buồng cách ly và được làm thông thoáng liên tục bằng hệ thống gió cưỡng bức.
  • Các loại thùng chứa, bảo quản, vận chuyển và sử dụng anolit phải được đóng nắp kín và vẹ sinh định kỳ.
  • Phải tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn lao động đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện công tác khử trùng như: Trang bị mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ. Khi có dịch bệnh, thương xuyên phải thay quần áo làm việc mới đã được giặt bằng catolit và anolit.

 

Ảnh: Thiết bị sản xuất dung dịch anolit công suất 30 lít/giờ.

 

 

Địa chỉ liên hệ:

Mọi vấn đề liên quan đến thiết bị sản xuất và sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong chăn nuôi lợn xin liên hệ với:

Công ty cổ phần công nghệ môi trường và thương mại Việt Nam

Trụ sở: Tổ dân phố Đại Cát – Phường Liên Mạc – Quận Bắc Từ Liêm – Tp Hà Nội
– Điện thoại: 024.23478866            Hotline: 0983286689
– Email: vtetjsc@gmail.com           – Website: http://www.javen.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *