NS2.01.00 sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt
Quy trình công nghệ xử lý đầy đủ (khi có độ đục cao, độ ph thấp khó Xử lý).
- Thành phần công việc.
a) Vận hành trạm bơm bờ sông (trạm bơm I)
– Theo dõi hệ thống điện;
– Theo dõi mực nước sông hồ;
– Các thông số kỹ thuật theo bơm (Lưu lượng áp lực, cường độ dòng điện, điện áp…);
– Tại đầu nguồn châm Clo hoá sơ bộ;
– Kiểm tra nồng độ Clo dư trong nước thô;
– Vận hành bơm theo yêu cầu làm việc;
– Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ…);
– Theo dõi hoạt động của song lưới chắt rác (nếu có);
– Làm vệ sinh máy bơm, song lưới chắn rác;
– Vệ sinh khu vực trạm bơm I, mương thu;
– Kiểm tra sự ổn định của mương thu;
– Ghi chép các thông số kỹ thuật;
– Giao ca.
b) Vận hành các van bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng;
– Theo dõi chế độ làm việc của bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng;
– Kiểm tra thường xuyên các thiết bị khác (Van, hệ thống ống);
– Kiểm tra theo dõi các hoá chất đưa vào;
– Làm vệ sinh bể phân phối, bể trộn, bể phản ứng (Vệ sinh nhỏ hàng ngày);
c) Vận hành bể lắng (bao gồm các loại lắng đứng, lắng ngang, radian…)
- – Vận hành bể lắng theo yêu cầu;
– Kiểm tra, theo dõi chế độ làm việc của bể lắng;
– Xả cặn theo chu kỳ;
– Làm vệ sinh bể lắng (sàn, thành bể);
– Kiểm tra các thiết bị (Van, ống, cào cặn, bơm cặn và các thiết bị khác…).
d) Vận hành bể lọc
- – Vận hành bể lọc theo yêu cầu bao gồm đóng van để bể lọc làm việc, xả lọc (rửa bể lọc) theo chu kỳ (trung bình 24 giờ/lần hoặc 16 giờ/lần tuỳ theo chất lượng nguồn nước);
– Làm vệ sinh bể lọc (sàn, máng thu…) và hệ thống điều khiển kiểm tra hệ thống điều khiển, van nước, van khí, hệ thống ống;
– Theo dõi hoạt động của bể lọc (tính ổn định, xem xét nước từ bể lắng sang);
– Ghi sổ diễn biến công việc, các sự cố xảy ra.
e) Vận hành bể chứa
- – Theo dõi mức nước trong bể chứa, các sự cố xảy ra (rò rỉ…);
– Vệ sinh, thau rửa bể theo định kỳ.
f) Vận hành trạm bơm II
- – Vận hành máy bơm (thay đổi chế độ làm việc của máy bơm) phù hợp với yêu cầu của mạng tiêu thụ;
– Vận hành máy bơm gió, máy bơm kỹ thuật, máy bơm rửa lọc khi rửa lọc;
– Theo dõi hệ thống điện (bao gồm cả hệ thống máy biến tần nếu có);
– Các thông số kỹ thuật của bơm (Lưu lượng, áp lực, cường độ dòng điện, điện áp…);
– Vận hành bơm theo chế độ vận hành tối ưu;
– Theo dõi hoạt động của bơm (độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ nước làm mát trạm bơm, động cơ, …);
– Làm vệ sinh máy bơm, trạm bơm;
– Ghi chép các thông số kỹ thuật;
– Giao, nhận ca.
g) Vận hành nhà hoá chất (gồm pha vôi, pha phèn)
- – Tiếp nhận mức độ chỉ tiêu hoá chất theo yêu cầu của phòng thí nghiệm;
– Vận hành các thiết bị cân, pha hoá chất (vôi, phèn);
– Vận hành máy khuấy, máy bơm định lượng;
– Theo dõi chế độ làm việc của máy khuấy, máy bơm định lượng theo yêu cầu kỹ thuật (lưu lượng, áp lực, vòng quay, cường độ dòng điện, điện thế, các trạng thái làm việc của máy khuấy, máy bơm…);
– Điều chỉnh, theo dõi các van nước, theo dõi mực nước trong các bể, lượng vôi, phèn trong kho…
– Ghi sổ các diễn biến xảy ra.
h) Vận hành trạm Clo
- – Vận hành máy châm Clo theo yêu cầu;
– Kiểm tra nồng độ Clo trong không khí;
– Kiểm tra hệ thống bảo hiểm (dàn phun, máy bơm, mặt nạ…);
– Kiểm tra bình chứa Clo, kho chứa;
– Làm vệ sinh công nghiệp;
– Ghi chép các thông số kỹ thuật theo yêu cầu.
i) Vận hành phòng thí nghiệm
- – Lấy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước sau xử lý (mỗi ngày một lần);
– Các mẫu lấy một ca, một lần (Ph, độ đục);
– Kiểm tra phèn, vôi hàng ngày để xác định lượng phèn vôi cần thiết;
– Kiểm tra, phân tích các thông số chất lượng nước theo yêu cầu.
j) Vận hành hệ thống lắng bùn
- – Tiếp nhận nước xả bể lắng, bể lọc;
– Vận hành máy bơm nước sau khi lắng cặn;
– Vận chuyển bùn cặn lên sân phơi và chuyển đi;
– Vận hành máy bơm bùn.
k) Vệ sinh trạm xử lý
- – Quét dọn vệ sinh trong trạm xử lý, tưới cây, chăm sóc cây…
- Yêu cầu kỹ thuật
– Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
– áp lực nước sau đồng hồ tổng đảm bảo theo quy định.
4. Bảng tính
Ghi chú:
– Định mức quy định tại bảng trên tương ứng với chất lượng nguồn nước mặt để xử lý và nước sạch sau xử lý như quy định trong phụ lục kèm theo.
– Mức hao phí điện năng quy định tại bảng mức trên tương ứng với các điều kiện sau:
- a) Khoảng cách bình quân từ công trình thu nước đến khu xử lý nước ≤4000 m;
- b) Cao độ bình quân giữa công trình thu nước và khu xử lý nước ≤20 m.
– Khi điều kiện thực tế công tác sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt khác với các điều kiện trên và đối với các trạm xử lý nước (nhà máy) có công suất > 300.000m3/ngày đêm sẽ có quy định định mức riêng.